0

Dinh dưỡng hợp lí cho mẹ bầu, tiền đề cho con khỏe mạnh

Khoa học đã chứng minh, suy dinh dưỡng trong bào thai không chỉ là nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển về cân nặng, chiều cao, giảm trí thông minh, thậm chí bị dị dạng.

 

Đây còn là tiền đề cho bệnh rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, thừa cân béo phì trong giai đoạn trưởng thành và về già. Dưới đây là một số khuyến nghị được PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - chuyên gia Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ cùng các mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng hợp lý khi mang thai:

 

Vitamin, chất khoáng

 

Do nhu cầu các vitamin và khoáng trong thai kỳ tăng cao, đặc biệt trong những tháng cuối, bữa ăn bình thường không cung cấp đủ (sắt, kẽm, acid, folic, canxi, vitamin D, iốt...), do vậy phải bổ sung thêm các vitamin và chất khoáng này, cụ thể như sau:

 

Dinh dưỡng hợp lí cho mẹ bầu, tiền đề cho con khỏe mạnh

 

- Bổ sung sắt, kẽm, acid folic: mẹ bầu có thể uống thêm viên sắt và folic một viên/ngày từ khi phát hiện có thai, hoặc uống viên đa vi chất mỗi ngày/1 viên.

 

- Bổ sung canxi: do bữa ăn hàng ngày chỉ cung cấp được 50% nhu cầu, nửa còn lại (khoảng 500-600mg/ngày) phải được bổ sung thêm qua đường uống, để đạt nhu cầu 1000 mg/ngày trong 3 tháng giữa và 1500mg/ngày trong 3 tháng cuối và khi cho con bú. Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung vitamin D để tăng hiệu quả cho mẹ và bé; phòng chống bệnh còi xương, mềm xương của trẻ, bệnh đau nhức xương, chuột rút của mẹ.

 

Thực phẩm giàu canxi

 

- Cá cung cấp protein chất lượng cao, các acid béo giúp trẻ phát triển và hoàn thiện hệ thống thần kinh, bảo vệ hệ thống tim mạch của mẹ và con. Các loại cá biển như cá hồi, cá mòi,..có nhiều axit amin cần thiết. Cần ăn tối thiểu 2 bữa cá/ 1 tuần.

 

- Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất, hàm lượng khá và tỷ lệ hấp thu cao. Hàng ngày, thai phụ nên bổ sung qua các thức ăn hải sản (tôm, cua, ngao, sò), trứng, sữa và chế phẩm sữa (sữa chua, sữa tươi, fomat, …).

 

Rau quả, chất xơ

 

Rau quả cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Bởi vậy, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên ăn đa dạng nhiều loại rau quả với nhiều màu sắc khác nhau, màu đỏ, màu tím, màu vàng,… 3- 5 lần/ ngày để có đủ lượng cần thiết.

 

Thức ăn, đồ uống nên loại bỏ

 

- Loại bỏ đồ uống có cồn như rượu, bia, đồ uống có cồn khác.

 

- Hạn chế trà, cà phê để tránh bị kích thích, ảnh hưởng tới thai nhi.

 

- Hạn chế các món rán, quay, nuớng, hun khói, những thực phẩm ôi thiu, hoặc nghi ngờ có chất bảo quản độc hại

 

- Không hút thuốc lá, tránh hít phải hơi thuốc một cách thụ động, có hại cho thai nhi.

 

Một vài thói quen cần lưu ý

 

- Chọn bữa ăn phụ, ăn vặt phù hợp: Nghén, thèm ăn vặt là hiện tượng phổ biến, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kì. Những tháng sau đó, nhất là 3 tháng cuối khi không ăn được nhiều trong một bữa (do thai nhi đã lớn và chèn ép vào dạ dày), ăn vặt như ăn hoa quả tươi, bột ngũ cốc, khoai sắn, bún phở cũng là biện pháp cung cấp thêm năng lượng, đảm bảo nhu cầu của cả 2 mẹ con.

 

- Tăng cân hợp lý khi mang thai thai: là một chỉ số đơn giản, quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của mẹ. Mức tăng lý tưởng như sau: 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5 kg và tháng cuối tăng 5-6 kg.

 

- Không được bỏ bữa sáng: vì bữa sáng chiếm tới 30% năng lượng trong ngày. Bữa sáng cần có đủ protein, carbohydrate, chất béo, sữa và trái cây.

 

Khám kiểm tra sức khỏe định kỳ: là việc mẹ bầu không thể bỏ qua khi mang thai. Thông qua các đợt kiểm tra giúp theo dõi, đánh giá và phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường của mẹ và thai nhi.

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."