0

Chăm sóc răng miệng, tiền đề cho sức khỏe tốt

Ai cũng hiểu chăm sóc nướu răng (lợi) là nền tảng của sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ làm việc này vì hàm răng trắng bóng mà quên các kẽ răng và vi khuẩn ẩn ở những góc bàn chải không tới.

 

Bạn có thể tưởng tượng ra thảm cảnh của vệ sinh răng miệng kém là nụ cười ố vàng - vốn có thể dễ dàng khắc phục với một buổi khám nha sĩ. Nhưng thiếu quan tâm đến nướu răng có thể dẫn đến những bệnh nhiễm trùng ở nướu răng, mô liên kết và xương ổ răng. Nguyên nhân là do sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám quanh lợi.

 

Nếu không được điều trị nó sẽ phá hủy mô nướu răng và trở nên rất khó chữa trị. Mà khi đã hỏng nướu thì cũng sẽ không giữ được răng. Nhưng đáng báo động hơn, bạn có biết rằng nhiễm trùng nướu răng (viêm nha chu) cũng có thể làm tăng 3 lần nguy cơ bạn bị đột quỵ, và tăng 6 lần nguy cơ bị tiểu đường?

 

Chăm sóc răng miệng, tiền đề cho sức khỏe tốt

 

Một nghiên cứu đã cho thấy bệnh nướu răng cũng là một yếu tố nguy cơ khởi động nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy nếu không cẩn thận, bạn sẽ góp phần vào sự phát triển của bệnh tim trong tương lai và làm tăng nguy cơ đột quỵ của chính mình.

 

Người nào có nguy cơ?

 

Tất cả. Phần lớn mọi người sẽ bị bệnh nướu răng ở một thời điểm nào đó trong đời. Theo một điều tra của Ủy ban Xúc tiến Y tế năm 2003, 85% số người lớn trưởng thành ở Singapore có vấn đề với nướu răng. Ngoài ra, người bệnh còn khiến những người xung quanh gặp nguy cơ cao hơn vì đây là bệnh nhiễm trùng.

 

Nó có thể lây giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ cới chồng và thậm chí là giữa nhóm bạn thân. Phụ nữ có thai cần đặc biệt thận trọng với sức khỏe răng miệng bệnh nướu răng làm tăng từ 7 -8 lần khả năng đẻ non và sinh con nhẹ cân.

 

Bệnh có biểu hiện gì?

 

Bệnh nướu răng thường diễn ra thầm lặng. Ở giai đoạn sớm, bạn có thể không thấy đau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến 4 triệu chứng sớm sau đây:

 

1. Chảy máu nướu răng ngay cả khi chải răng nhẹ nhàng

 

2. Nướu đỏ và sưng

 

3. Tụt nướu răng

 

4. Hơi thở thường xuyên có mùi khó chịu.

 

Xử trí ra sao?

 

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày

 

- Dùng chỉ tơ nha khoa

 

- Súc miệng nước muối sau ăn

 

- Nên lấy cao răng định kỳ.

 

- Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng của nướu lợi.

 

 

thuocthang.vn

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."