0

Rối loạn kinh nguyệt và chăm sóc sức khỏe sinh sản

 Rối loạn kinh nguyệt là thuật ngữ thường dùng để chỉ các trục trặc liên quan đến kinh nguyệt như: đau bụng kinh, kinh thưa, rong kinh, rong huyết...

Rối loạn kinh nguyệt và chăm sóc sức khỏe sinh sảnRối loạn kinh nguyệt bao gồm:

 

Đau bụng kinh: Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát là hiện tượng sinh lý bình thường của kinh nguyệt. Tuy nhiên, đau bụng kinh thứ phát là do bệnh khác, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung,…

 

Chảy máu nhiều bất thường (rong kinh, băng huyết) kinh nguyệt kéo dài hoặc chảy máu quá nhiều.

 

Vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát: Vô kinh nguyên phát là khi bé gái không có kinh khi tới 16 tuổi . Còn vô kinh thứ phát là việc không thấy kinh nguyệt trong ít nhất ba tháng.

 

Kinh thưa: chu kỳ kinh nguyệt cách nhau trên 35 ngày. Đây thường không phải vấn đề đáng lo trừ khi khoảng thời gian này kéo dài tới hơn 3 tháng.

 

Kinh nguyệt là gì?

 

Kinh nguyệt, là dòng chảy của máu từ tử cung ở phụ nữ. Kinh nguyệt xảy ra từ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt thường bắt đầu trong độ tuổi từ 12-13 tuổi. Nó thường xảy ra khoảng 2-3 năm sau khi ngực bắt đầu phát triển. Cơ thể có chỉ số khối cao (BMI) khi còn nhỏ có thể sẽ khiến dậy thì sớm. Các yếu tố môi trường và dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

 

Chiều dài của chu kỳ hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt có thể rất bất thường trong 1 – 2 năm đầu tiên, dao động trong khoảng 21- 45 ngày. Chiều dài sau đó nói chung ổn định với mức trung bình 28 ngày, tuy nhiên độ dài chu kỳ có thể trong khoảng 21-35 ngày vẫn được coi là bình thường. Các chu kỳ sẽ kéo dài khi người phụ nữ ở độ tuổi 40, bình quân dài 31 ngày khi ở tuổi 49. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng độ dài chu kỳ ở mọi lứa tuổi.

 

Số ngày thấy kinh nguyệt: Ở bạn gái vị thành niên: thời gian trung bình 6,6 ngày. Ở tuổi 21, ngày kinh nguyệt kéo dài tới 6 ngày cho đến khi phụ nữ tiếp cận mãn kinh. Tuy nhiên, khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh có kinh ít hơn 4 ngày và 5% có kinh nguyệt hơn 8 ngày.

 

Trường hợp kinh nguyệt không bình thường: Khi mang thai. Một số phụ nữ tiếp tục bị chảy máu bất thường . Điều này có thể là đe dọa sẩy thai. Khi phụ nữ cho con bú họ không có khả năng rụng trứng. Sau thời gian đó, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Tiền mãn kinh bắt đầu khicó hện tượng chu kỳ kéo dài dần và nó kết thúc với thời kỳ mãn kinh (sự chấm dứt hoàn toàn của chu kỳ kinh nguyệt). Mãn kinh thường xảy ra vào khoảng 51 tuổi, mặc dù những người hút thuốc thường sẽ tiến tới mãn kinh sớm

 

Rối loạn kinh nguyệt

 

Đau bụng kinh

 

Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới nhưng có thể lan sang lưng và đùi. Có 2 loại đau bụng kinh: nguyên phát và thứ phát

 

Đau bụng kinh nguyên phát: Đau bụng do các cơn co thắt trong tử cung. Những cơn co thắt này là một phần bình thường của quá trình kinh nguyệt. Khoảng một nửa số phụ nữ có kinh nguyệt bị đau bụng kinh nguyên phát. Nó thường bắt đầu 2-3 năm sau khi một phụ nữ bắt đầu có kinh. Cơn đau thường xuất hiện khi bắt đầu thấy máu và tiếp tục cho tới 32 - 48 giờ. Đau bụng kinh thường nghiêm trọng nhất khi chảy máu nặng.

 

Đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh thứ phát là đau bụng kinh có liên quan đi kèm với bệnh, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.

 

Chảy máu nhiều

 

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, người phụ nữ trung bình mất khoảng 30 ml máu. Hầu hết phụ nữ thay băng vệ sinh khoảng 3-6 lần mỗi ngày. Rong kinh là thuật ngữ y tế để mô tả chảy máu nặng hơn đáng kể.

 

Phụ nữ nên tới khám bác sĩ nếu có những vấn đề sau xảy ra:

 

Phải thay băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 1 -2 giờ

 

Kinh nguyệt thường xuyên kéo dài hơn 10 ngày

 

Chảy máu giữa chu kỳ hay trong khi mang thai.

 

Rối loạn kinh nguyệt và chăm sóc sức khỏe sinh sản

 

Một số thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả các hình thức khác nhau khi bị chảy máu nặng:

 

Rong kinh (kéo dài hơn 7 ngày) hoặc chảy máu quá nhiều (hơn 80 mL)

 

Băng huyết không thường xuyên, và với khối lượng khác nhau

 

Vô kinh

 

Vô kinh là sự vắng mặt của kinh nguyệt. Có hai loại: vô kinh nguyên sinh và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát xảy ra khi bạn gái không bắt đầu có kinh nguyệt ở tuổi 16. Những bạn gái không có dấu hiệu của sự phát triển tình dục (phát triển vú và lông mu) khi 13 tuổi nên đi khám bác sĩ. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên chậm trong ít nhất ba tháng.

 

Kinh thưa

 

Kinh thưa là một tình trạng mà trong đó chu kỳ kinh nguyệt thường cách nhau từ 35 ngày trở lên. Tình trạng này rất phổ biến ở tuổi vị thành niên và thường không phải là do bệnh Khi bắt đầu thấy kinh nguyệt, bạn gái thường thấy chu kỳ không thường xuyên trong một vài năm. Ngay cả đối với những phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ có thể thay đổi một vài ngày trong mỗi tháng.

 

Ở mỗi phụ nữ, chu kỳ có thể xảy ra mỗi 3 tuần hoặc 5 tuần. Lượng kinh nguyệt cũng có thể nhiều hay ít tùy vào mỗi tháng. Nếu bị mất kinh 1 tháng, khả năng tháng sau kinh nguyệt sẽ rất nhiều.

 

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

 

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra trong tuần cuối cùng trước khi hành kinh. Các triệu chứng thường bắt đầu xảy ra sau ngày thứ 13 của chu kỳ, và chấm hết sau 4 ngày thấy hành kinh. Hội chứng này thường xảy đến ở tầm 20 đến 40 tuổi. Các triệu chứng dần có xu hướng tương đối ổn định cho tới khi mãn kinh. Tuy nhiên, chúng cũng có thể thay đổi trong từng chu kỳ.

 

Các biến chứng

 

Thiếu máu

 

Rong kinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu ở phụ nữ tiền mãn kinh. Những người thường mất hơn 80m (khoảng ba muỗng canh) mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến thiếu máu. Hầu hết các trường hợp thiếu máu nhẹ, tuy nhiên vẫn gây mệt mỏi và năng lực thể chất giảm sút. Thiếu máu từ trung bình tới nặng có thể gây khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, da nhợt nhạt, hội chứng chân bồn chồn, và rối loạn tâm thần.

 

Loãng xương

 

Vô kinh do giảm nồng độ estrogen gây hại tới xương (giảm mật độ xương) và loãng xương . Nồng độ estrogen thấp gây rối loạn ăn uống, u tuyến yên, và suy buồng trứng sớm. Loãng xương có thể dẫn đến bệnh tật, giảm nội tiết hoặc chán ăn.

 

Vô sinh

 

Một số bệnh gây chảy máu nặng, chẳng hạn như bất thường về rụng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung là yếu tố quan trọng dẫn đến vô sinh. Chất lượng cuộc sống Rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là đau bụng kinh hay rong kinh, băng huyết có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, năng suất làm việc và các hoạt động xã hội.

 

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị

 

Thay đổi chế độ ăn uống Việc điều chỉnh chế độ ăn uống từ khoảng 14 ngày trước khi tới chu kỳ có thể giúp giảm bớt các rối loạn kinh nguyệt nhẹ, chẳng hạn như đau bụng kinh. Cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, và tránh chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn.

 

Hạn chế muối có thể giúp giảm đầy hơi. Nên hạn chế dùng caffeine, đường và uống rượu

 

Phòng ngừa và điều trị thiếu máu

 

Những phụ nữ bị thấy kinh nguyệt nhiều ngày đôi khi có thể bị thiếu máu. Nên ăn thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các loại thực phẩm nên ăn bao gồm nghêu, sò, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và cá. Ngoài ra nên ăn đầy đủ trứng, các sản phẩm từ sữa, và các loại rau, đậu, ngũ cốc, bánh mì, trái cây sấy khô, các loại hạt. Nên tăng dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt

 

Bổ sung sắt: có thể lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung sắt dạng viên uống. Nên chọn loại có thêm nhiều vitamin C sẽ tăng cường hấp thu tốt hơn và không gây táo bón

 

Các biện pháp khác

 

- Tập thể dục đều đặn có thể giúp giảm đau bụng kinh.

 

- Hoạt động tình dục. Đã có báo cáo rằng cực khoái làm giảm mức độ nghiêm trọng do đau bụng kinh.

 

- Chườm túi nóng: dùng một chiếc túi sưởi hoặc một chai nước nóng để chườm vùng bụng có thể giúp làm giảm đau bụng kinh. Thay đổi băng vệ sinh sau 4-6 giờ mỗi ngày.

 

Tránh dùng những loại có mùi thơm; chất khử mùi nữ tính có thể gây kích ứng vùng sinh dục. Không nên thụt rửa âm đạo vì có thể tiêu diệt các vi khuẩn tự nhiên thường có trong âm đạo. Chỉ cần tắm thường xuyên là đủ.

 

Hoài Thanh

Medical New Magazine

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."