0

8 Bí ẩn về chu kỳ kinh nguyệt chị em nên biết

Hầu hết phụ nữ thấy kinh nguyệt vào mỗi tháng hoặc lâu hơn một chút, nhưng đa phần phụ nữ không biết nhiều về nó. Chúng ta không biết cơ chế, chức năng cũng như cách nhận biết những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt

 

1.Chiều dài của mỗi chu kỳ khác nhau giữa mỗi người và giữa mỗi tháng.

 

Tiến sĩ Jennifer Wider, phát ngôn viên của Hiệp hội nghiên cứu sức khỏe phụ nữ cho biết "Một chu kỳ trung bình thường là 28 ngày, tuy nhiên trong khoảng 21 và 35 ngày cũng vẫn được coi là bình thường”. Ngày thứ nhất của chu kỳ chính là ngày thấy kinh nguyệt đầu tiên và ngày cuối cùng là ngày trước khi thấy kinh nguyệt tháng sau.

 

8 Bí ẩn về chu kỳ kinh nguyệt chị em nên biết

 

Theo Tiến sĩ Elizabeth Lyster của Tập đoàn Y tế Holtorf tại California: "Thời gian rụng trứng có thể ở bất cứ ngày nào trong khoảng từ 1 đến 3 tuần đầu. Giai đoạn tiếp theo hầu như kéo dài trong khoảng 14 ngày”.

 

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể thay đổi qua mỗi tháng do chế độ ăn uống, căng thẳng và nhiều yếu tố khác gây nên. Biện pháp khắc phục chung cho tình trạng kinh nguyệt không đều không do nguyên nhân nghiêm trọng tiềm ẩn là dùng thuốc tránh thai hàng ngày, có thể giúp điều chỉnh chu kỳ của bạn.


2. Một số phụ nữ có thể cảm thấy mình rụng trứng.

 

Rụng trứng, kéo dài 1-2 ngày, đề cập đến các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn khi buồng trứng giải phóng một quả trứng để thụ tinh. Theo Tiến sĩ Wider, có một số biểu hiện rất nhẹ xảy ra trước và trong khi rụng trứng: căng ngực, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng chất nhày cổ tử cung nhầy.

 

Rất nhiều người trong chúng ta không nhận ra được những thay đổi cụ thể này, nhưng cũng có những người thấy sự thay đổi rõ ràng hơn: "Một số phụ nữ cảm thấy đau bụng dưới khi cơ thể rụng trứng". Ngay trước khi rụng trứng, với sự giúp đỡ của estrogen, một nang phát triển trong các mô của buồng trứng. Khi trứng được giải phóng, nang lông bị vỡ, chất lỏng sẽ được được tiết ra tràn vào ổ bụng, có thể gây kích thích cho một số phụ nữ. Một số người thậm chí còn cảm thấy rụng trứng ở một bên bụng mỗi tháng.

 

3. Đau khi thấy kinh nguyệt có thể xảy ra ở các khu vực khác trong cơ thể chứ không chỉ ở bụng.

 

Những phụ nữ bị đau lưng và đùi trong chu kỳ kinh nguyệt có thể do ảnh hưởng của mạng lưới các dây thần kinh trong vùng xương chậu. Tiến sĩ Lyster nói: “ Mạng lười này giống như một tổ hợp các cành cây được đan xen vào nhau. Vì vậy, nếu một cái gì đó bị kích thích ở một bên (bụng), bạn có thể cảm thấy nó ở phía bên kia (lưng dưới). Đau bụng kinh khác so với các loại đau bụng khác. Hầu hết phụ nữ đều thấy đau bụng kinh là kiểu đau âm ỉ.


4. Chưa chắc rằng tình dục sẽ làm dịu đau bụng kinh.

 

Nếu bạn đã từng nghe nói rằng tình dục là một phương thuốc tốt để đỡ đau bụng kinh, thì đừng tin điều đó. Cực khoái gây ra các cơn co thắt cơ trơn của âm đạo và tử cung và khiến nhiều người dịu bớt đi cảm giác đau, nhưng có thể gây khó chịu hơn cho một số người khác.

 

Thêm vào đó, khi cổ tử cung đang nhạy cảm, đôi khi trong quá trình quan hệ tình dục, nó có thể gây co thắt tử cung mạnh hơn. Hơn nữa, theo tiến sĩ Whitney Pollock, chuyên khoa phụ khoa ở Pottsville, Pennsylvania, tinh dịch có chứa prostaglandin, có thể hoạt động bằng cách gây ra các cơn co thắt tử cung, điều đó có gây ra đau bụng.

 

5. Khi bạn đang rụng trứng, nam giới có thể nhìn thấy bạn hấp dẫn hơn.

 

Một nghiên cứu trên tạp chí Psychological Science thấy rằng khi người đàn ông ngửi thấy mùi trên chiếc áo phông một người phụ nữ đang rụng trứng mặc, mức testosterone của họ tăng nhiều hơn đáng kể so với khi họ ngửi áo phông mặc bởi phụ nữ không rụng trứng.

 

Những phát hiện này có nghĩa rằng những người đàn ông biểu lộ một sự thôi thúc sinh học để giao phối với những phụ nữ đang rụng trứng. Nghiên cứu như thế này gợi ý rằng "phụ nữ thu hút đàn ông vào lúc họ đang rụng trứng". Nhiều phụ nữ cho thấy họ có ham muốn lớn hơn trong ngày rụng trứng và nghiên cứu đã chỉ ra rằng họ có thể có nhiều hành động tán tỉnh nam giới nhiều hơn trong thời gian này.

 

6. Có thể mất đến một năm để điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt sau khi bạn ngừng thuốc tránh thai.

 

Thuốc tránh thai có một liều hormone nữ nhân tạo khi đưa vào cơ thể của bạn để tạo nên vòng kinh nhân tạo. Một khi bạn đã ngừng uống thuốc ngừa thai, chu kỳ của bạn sẽ trở lại nhịp điệu tự nhiên của nó, nhưng điều đó có thể mất một thời gian. Mặc dù trong một số trường hợp bạn có thể có thai ngay sau khi bạn ngừng sử dụng hình thức kiểm soát sinh sản này.

 

7. Biện pháp khắc phục PMS (triệu chứng tiền kinh nguyệt) tự nhiên

 

Paracetamol, cafein không phải là thuốc duy nhất để giảm đau đầu, đau bụng và khó chịu căng thẳng khi thấy kinh nguyệt, mà vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm các triệu chứng PMS.

 

Các nghiên cứu đã cho rằng canxi có thể cải thiện đau bụng kinh và vitamin D có thể cải thiện tâm trạng. Magnesium cũng có thể giúp làm giảm bớt khó chịu cũng như đau nhức cơ bắp. Và, theo tiến sĩ Wiper, các vitamin B bao gồm B12, B6 và acid folic giúp giảm đau bụng kinh và thèm ăn. Thêm nữa, có nhiều loại trà thảo dược trên thị trường có tác dụng giảm bớt PMS.

 

8. Nguy cơ bạn bị nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn trong khi kinh nguyệt ít, hoặc mất kinh bệnh lý.

 

Nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng nấm men, bạn có thể nhận thấy rằng chúng hiếm khi xuất hiện khi chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Theo Tiến sĩ Wiper, đó là bởi vì máu kinh nguyệt có thể nâng cao độ pH của âm đạo của bạn, làm cho nó nấm men khó phát triển mạnh, và do đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

 

 

Hoài Thanh

Medical News Today

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."