0

Liệt thanh quản là gì?

Liệt thanh quản là hiện tượng thanh quản không đảm nhiệm được chức năng nói, thở và bảo vệ đường thở ở các mức độ khác nhau, do nhiều nguyên nhân gây nên. Liệt thanh quản có hai nhóm nguyên nhân là do thần kinh và liệt cơ.

 

Liệt do thần kinh chiếm đa số các trường hợp vì dây thần kinh điều khiển vận động thanh quản dài, chạy từ nền sọ đến trung thất và từ trung thất lên cổ. Trên đường đi, dây thần kinh thanh quản liên quan chặt chẽ với nhiều cấu trúc lân cận của vùng ngực và cổ, chính vì thế tổn thương của các cấu trúc này sẽ ảnh hưởng tới thần kinh thanh quản.

 

Liệt thần kinh vận động thanh quản

 

Khi thần kinh vận động thanh quản bị liệt đồng nghĩa với việc một nửa thanh quản bị mất vận động. Dây thần kinh bên trái hay bị liệt hơn bên phải do dây bên trái liên quan nhiều với các bộ phận trong lồng ngực hơn như tâm nhĩ trái và quai động mạch chủ.

 

 Niêm mạc thanh quản bị viêm gây liệt nhẹ thanh quản.
 
Niêm mạc thanh quản bị viêm gây liệt nhẹ thanh quản.

Nguyên nhân gây liệt có thể do chấn thương, chèn ép hay nhiễm độc.

 

- Nguyên nhân do chấn thương: phẫu thuật cắt tuyến giáp, phẫu thuật mở thực quản, vết thương do tai nạn sinh hoạt, giao thông, đạn...

 

- Nguyên nhân do chèn ép: giãn quai động mạch chủ, giãn tâm nhĩ trái, ung thư thực quản, hạch trung thất do lao, ung thư, u tuyến giáp...


- Nguyên nhân nhiễm độc: chì, nhiễm độc các độc tố của vi khuẩn, virut nặng như cúm, bạch hầu, thương hàn...


Triệu chứng:


Bệnh nhân mất tiếng đột ngột, sau vài hôm bệnh nhân lại nói được nhưng tiếng nói bị thay đổi: không to, mất âm sắc hoặc giọng đôi. Dần dần tiếng nói sẽ hồi phục trở lại gần như bình thường nhờ dây thần kinh thanh quản bên đối diện làm việc bù.


Khám thanh quản thấy hai dây thanh khép không kín, dây thanh và sụn phễu một bên giảm hoặc mất di động, dây thanh bên không vận động mất trương lực và phất phơ theo hơi thở.


Liệt thần kinh vận động thanh quản có thể xuất hiện cả hai bên dây thanh, trường hợp này rất hiếm và bắt đầu bằng khó thở đột ngột do liệt cơ mở thanh quản, không cho không khí vào phổi, sau đó cơ khép cũng bị liệt, hai dây thanh trở về tư thế trung gian. Lúc này bệnh nhân hết khó thở nhưng lại không nói được. Bệnh nhân uống nước dễ bị sặc, ho không ra tiếng.

 

Soi thanh quản thấy hai dây thanh bị khép ở tư thế trung gian, nửa khép nửa mở mặc dù bệnh nhân đang thở hay phát âm. Trong trường hợp này không có hiện tượng bù trừ, chỉ khi giải quyết được nguyên nhân, hai dây thanh mới hoạt động trở lại được. Hiện tượng phục hồi vận động báo hiệu bằng những cơn ho ra tiếng nhưng đại đa số các trường hợp này liệt trở thành vĩnh viễn.

 

Bệnh nhân mắc phải bệnh này bị mất phản xạ bảo vệ phổi nên nước và thức ăn sẽ rơi vào đường hô hấp dưới gây viêm phổi, áp - xe phổi.

 


Liệt thần kinh vận động thanh quản có thể kèm thêm liệt một số dây thần kinh sọ khác như:


+ Liệt thanh quản kèm theo liệt màn hầu, cơ ức đòn chũm và cơ thang một bên (hội chứng Schmidt), nguyên nhân là do tổn thương nhân vận động ở hành não.


+ Liệt thanh quản kèm theo liệt màn hầu và lưỡi cùng bên (hội chứng Jackson).


Tiên lượng tốt hay xấu tuỳ thuộc nguyên nhân gây liệt: nếu do viêm, lạnh thì tiên lượng tốt còn nếu do tổn thương của não và tuỷ sống, do ung thư... thì tiên lượng rất nặng nề.


Liệt cơ


Liệt từng nhóm cơ sẽ làm thay đổi hình dáng và chức năng thở của thanh môn.


Liệt nhóm cơ mở, chức năng mở thanh môn mất trong khi chức năng khép còn.


Nguyên nhân chính là do tổn thương nhân hành não do giang mai, ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như viêm thần kinh do thương hàn, chèn ép dây thần kinh hồi quy nhưng tỷ lệ không đáng kể.


Hội chứng liệt cơ mở bao gồm: khó thở thanh quản kèm theo những cơn ngạt thở trongkhi giọng nói không thay đổi. Soi thanh quản thấy hai dây thanh khít vào nhau. Điều trị theo nguyên nhân sau khi đã mở khí quản. Nếu cần phải làm phẫu thuật cố định sụn phễu một bên không cho dây thanh khép lại


Liệt cơ khép: trường hợp này nhóm cơ khép thanh môn liệt trong khi nhóm cơ mở thanh môn vẫn hoạt động nên dây thanh luôn trong trạng thái mở, bệnh nhân không khó thở nhưng nói không ra tiếng, dây thanh không chùng và mất trương lực như trong liệt thần kinh.


Liệt các cơ riêng lẻ do viêm niêm mạc thanh quản rất hay gặp. Mỗi khi niêm mạc thanh quản bị viêm, các cơ trực tiếp ngay dưới niêm mạc đều bị liệt nhẹ, tiếng nói lúc này thường khàn và nhỏ.


Tiên lượng tốt, sẽ khỏi hẳn khi hết viêm.


Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp này phải được sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.

 

 

ThS. Phạm Bích Đào

 

thuocthang.vn

 


 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."