0

Bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Rau xanh, vài ly cam vắt, một số sản phẩm biển hàng ngày... Chế độ dinh dưỡng này xem ra không có gì đặc biệt, nhưng lại có thể giúp bệnh nhân thấp khớp giảm nhiều đau đớn.

 

>>> Cải thiện bệnh thấp khớp

>>> Viêm khớp dạng thấp - bệnh thường gặp ở nữ giới

>>> Viêm khớp dạng thấp – Tiến triển và điều trị bệnh

 

Theo định nghĩa của các chuyên gia y học, thấp khớp là bệnh có biểu hiện các khớp bị đau, sưng (viêm) và giới hạn hoạt động. Tất cả các dạng viêm khớp phần lớn đau không rõ nguyên nhân, thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.

 

 

Phổ biến nhất có 5 dạng:

 

• Viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ trẻ: Là một trong những bệnh tự miễn khó tránh, gây nên bởi một phản ứng dị ứng trong cơ thể, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp xương ở bàn tay, bàn chân, cổ tay và mắt cá chân.

 

• Viêm xương khớp: Khác hoàn toàn dạng trên vì thực ra không có viêm tấy và xuất hiện vào cuối tuổi trung niên. Bệnh được xem là do tiến trình lão hóa "tự nhiên" của các khớp. Tuy nhiên với người già trước tuổi thì hiện tượng này xuất hiện sớm hơn.

 

• Viêm khớp nhiễm trùng: Có thể xuất hiện khi mắc phải một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh cúm, hay có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm vi khuẩn với một bệnh lây bằng đường tình dục, chẳng hạn bệnh lậu.

 

• Viêm đốt sống: Cột sống là bộ phận phải chịu rất nhiều sức ép trong suốt cuộc đời. Khi các khớp cột sống bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp, chúng có thể gây sức ép lên các dây thần kinh và phát sinh ra chứng đau dọc theo cánh tay với cảm giác tê và đau nhói ngón tay, đau ở vùng thắt lưng. Ngoài ra còn sinh ra chứng đau dây thần kinh hông lan xuống mông và phía sau cẳng chân.

 

• Thống phong (Goutte): Hay xảy ra khi hàm lượng acid uric tăng trong máu; phần nhiều do ăn uống các loại thức ăn có nhiều chất đạm từ phủ tạng động vật (có nhiều nhân tế bào), gan, tim, cật... kèm với uống rượu mạnh, cà phê, trà đậm. Bệnh nhân hay đau các khớp như khớp ngón chân cái, đầu gối... và thường dư cân.

 

 

Thức ăn cần thiết

 

Bổ sung một số acid béo:

 

- Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này.

 

Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

 

Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: cá hồi , cá thu, các trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Tuy nhiên, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá liều cao như trên vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu (nhất là khi nhổ răng hay tiểu phẫu).

 

Thêm vào đó, dầu cá liều cao cũng có thể tương tác bất lợi với những loại thuốc đang uống theo toa để điều trị một bệnh khác (như hạ huyết áp chẳng hạn).

 

Acid béo hệ Omega-6 GLA (tức acid gamma-linolenic): có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh ra các chất prostaglandin gây chứng viêm. Hai công trình nghiên cứu cũng đã cho kết quả hứa hẹn với liều 1-3g/ngày. Tuy nhiên, không dễ tìm ra nguồn GLA. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA, nhưng giá thành khá cao.

 

Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400mg tảo khô (tên biệt dược Linaforce). Theo lời khuyên của ông bà Ripley Fox- những người đầu tiên giới thiệu tảo Spirulina cho Việt Nam, người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô mỗi ngày (tương đương 90mg acid GLA).

 

Các vitamin: Tác dụng kháng oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (còn gọi là tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương- khớp.

 

Một công trình nghiên cứu mới đây cũng chứng minh khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương với hàm lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày. Người ta cũng đã chứng minh các thức chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm.

 

Còn beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có ông dụng tương tự. Như vậy vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp.

 

 

BS. Nguyễn Lân Đính(Chuyên viên Dinh Dưỡng)


thuocthang.vn

 

 

Tin mới nhất
Bài viết cùng chuyên mục

Detocap

 

Zulap

 Lưu huyết minh 

x

 

"Mời để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay. Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật."